Ngày nay khi nhu cầu quảng bá thương hiệu, chạy đua thời trang lao động khiến các doanh nghiệp chú trọng hơn đến vấn đề: tạo ra những mẫu đồng phục bảo hộ lao động mới, đẹp, khác biệt. Nhưng bên cạnh đó, các doanh nghiệp vẫn luôn xác định yếu tố quan trọng nhất của đồng phục bảo hộ là: Bền, và dễ sử dụng.
Đồng phục bảo hộ lao động mà người kỹ sư, công nhân sử dụng cần phải sử dụng dễ dàng, thoải mái vận động
Bởi người lao động làm việc chân tay là chủ yếu nên họ cần những bộ đồng phục: rộng, thoải mái, dễ mặc, dễ di chuyển, hoạt động linh hoạt. Hơn thế, đối với những ngành nghề khác nhau thì đồng phục bảo hộ lao động cũng cần thêm những chi tiết phụ trợ riêng biệt.
Ví dụ: Với thợ mộc, họ sẽ cần thêm nhiều chiếc túi khác nhau. Mỗi chiếc túi để dụng cụ phù hợp giúp làm việc hiệu quả, tiết kiệm thời gian. Đồng phục bảo hộ lao động cho công nhân thực phẩm cần rộng một chút, màu trắng và đơn giản, ít chi tiết, điều này sẽ khiến họ dễ chịu, và tránh thực phẩm dây vào người.
Tại sao đồng phục bảo hộ lao động cần phải đảm bảo độ bền?
Đồng phục bảo hộ lao động được sinh ra để bảo vệ người lao động, giúp người lao động tránh khỏi những bụi bẩn, hóa chất và làm việc tốt hơn. Mỗi bộ đồng phục bảo hộ sẽ được người lao động mặc hàng ngày, như một thói quen, lá chắn chống lại những độc hại nghề nghiệp. Vì thế, nếu không được may bằng những loại vải tốt, chất lượng cao, dai, không phai màu…. thì đồng phục sẽ rất dễ hỏng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động. Bộ đồng phục bảo hộ lao động cần những đặc điểm phải bền để bảo vệ được người lao động nhiều hơn.
Ví dụ: Công nhân xây dựng, công ty sản xuất hóa chất… cần mặc loại đồng phục được may bằng vải tốt, bền, có khả năng chống hóa chất, bụi bẩn giúp hạn chế những tác động tiêu cực gây ra cho người lao động.
Không cần quá nhiều yếu tố, chỉ cần bền và dễ sử dụng đồng phục bảo hộ lao động đã cở bản đáp ứng được nhu cầu của người lao động, giúp họ phát huy tốt công việc của mình.